Tìm ngành học yêu thích

Tổng quan về Du học Mỹ

Du học Mỹ luôn luôn là giấc mơ của các bạn học sinh sinh viên quốc tế nói chung và các bạn trẻ Việt Nam đầy tham vọng nói riêng. Du học Mỹ có thể là điểm nhấn trong sự nghiệp đại học của bạn và có thể trang bị cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và đầy thử thách cho phép bạn phát triển cả về mặt chuyên môn lẫn học thuật. Hãy cùng Sunrise Vietnam tìm hiểu về nền giáo dục nơi đây để có một lộ trình du học Mỹ thật hợp lý các bạn nhé.

 

du-hoc-my

 

Hệ thống giáo dục Mỹ có gì đặc biệt?

STT

Bậc học

Đặc điểm

1

Tiểu học & Trung học

Bậc tiểu học và trung học Mỹ kéo dài 12 năm từ lớp 1 đến lớp 12, và học sinh Mỹ bắt đầu bậc học đầu tiên năm 5-6 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh mới được nhận bằng tốt nghiệp.

Thông thường, phụ huynh quốc tế cho con em mình du học Mỹ nhiều nhất từ năm lớp 11, 12 để chuẩn bị lên Đại học. Học sinh sau khi tốt nghiệp trung học có thể nộp hồ sơ để được học lên Cao đẳng/Đại học.

Năm học của các bậc này thường bắt đầu vào tháng Tám và tháng Chín hoặc tháng Năm và tháng Sáu. Phần lớn học sinh đều bắt đầu học vào mùa thu, nên học sinh quốc tế cũng thường chọn thời điểm này để nhập học.

Từ bậc trung học, các học sinh Mỹ đã làm quen với việc tự chọn lớp học phù hợp với bản thân. Thông thường các trường sẽ bắt buộc học sinh phải học English/Literature (Văn học) và Mathematics (Toán học) theo khối lớp. Ngoài ra học sinh được tự chọn lớp, chọn giờ, và chọn thầy cho các bộ môn khác như Science (Khoa học), PE (Thể dục), Foreign Language (Ngoại ngữ), Computer (Tin học), và Art (Nghệ thuật).

2

Cao đẳng - Đại học tại Mỹ

(College - University)

Sinh viên thường mất bốn năm để học Đại học/Cao đẳng chuyên nghiệp hoặc hai năm để học Cao đẳng thông thường. Nhiều sinh viên lựa chọn học tại các trường Cao đẳng Cộng đồng tại Mỹ hai năm đầu chương trình cơ bản với mức học phí rẻ hơn Đại học và lấy bằng chuyển tiếp AA (Associate of Arts) rồi xin chuyển lên Đại học cho 2 năm còn lại. Có nhiều loại bằng Associate, nhưng điều khác biệt quan trọng nhất là bằng có thể chuyển tiếp được hay không. Thường thì có hai loại bằng chính: bằng chuyển tiếp lên đại học và chứng chỉ giúp sinh viên bắt đầu làm việc.

Sinh viên nói chung sau khi tốt nghiệp bậc học này đều sẽ được cấp bằng Cử nhân B.A (Bachelor of Arts) hoặc B.S (Bachelor of Science) tùy vào ngành học là kinh tế, xã hội,… hay khoa học tự nhiên, toán học.

Tương tự như bậc trung học, sinh viên phải tự chọn lớp/giờ/giảng viên và lên thời khóa biểu học cho bản thân.

Hệ thống giáo dục khi đi du học Mỹ rất linh hoat. Đặc điểm của nó là sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào giúp sinh viên theo đuổi ngành nào đó mà họ phát hiện rằng mình thích thú, đam mê hoặc xuất sắc. Đa phần các sinh viên sẽ đăng ký ngành trong năm 2. Tuy việc thay đổi ngành học khi đang học Đại học/Cao đẳng chuyên nghiệp là hoàn toàn bình thường ở Mỹ, nhưng nếu quyết định đổi quá muộn (cuối năm 3 hoặc trong năm 4) thì thời gian học sẽ bị kéo dài thêm và sinh viên phải tự chịu các chi phí phát sinh.

Một sinh viên có quyền học nhiều ngành, nhưng đại đa số đều học nhiều nhất là 2 ngành (vẫn tốt nghiệp sau 4 năm) và một số ít khác chọn 3 ngành (tốt nghiệp trễ từ 1 đến 2 học kỳ).

3

Thạc sỹ (Master)

Chương trình thạc sỹ khi đi du học Mỹ thường do một phòng ban ở trường đại học quản lý riêng, có trường thậm chí còn có trường cao học riêng. Để được nhận học, ứng viên cần có điểm GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test) cho các trường đào tạo kinh doanh, quản lý và phần lớn các lĩnh vực khác, LSAT  (Law School Admission Test) cho các trường luật và MCAT (Medical College Admission Test) cho trường Y….

Các chương trình này thường được hoàn thành trong vòng một đến hai năm tùy vào ngành học của bạn. Sau khi hoàn thành chương trình, tùy vào ngành học mà bạn sẽ được cấp bằng M.A (Master of Arts), M.S (Master of Science), MPH (Master of Public Health), MBA (Master of Business Administration), v..v...

Phần lớn chương trình thạc sĩ được giảng dạy trong lớp học và sinh viên cao học cần viết bài nghiên cứu gọi là “luận văn thạc sĩ” hoặc hoàn thành một “đề án thạc sĩ”. Một số ngành đòi hỏi sinh viên cao học đi làm thực tập viên trong thời gian học (chương trình 1 năm) hoặc trong hè (chương trình 2 năm) để được tốt nghiệp. Ngoài ra còn có một vài chương trình yêu cầu sinh viên phải đứng lớp hoặc làm trợ giảng.

4

Tiến Sĩ

 (Doctor of Philosophy - PhD)

Hầu hết các trường đều yêu cầu bằng Thạc sĩ như là bước khởi đầu để bạn được học lên và lấy bằng Tiến sĩ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường không yêu cầu bằng Thạc sĩ để được học Tiến sĩ.

Để lấy bằng Tiến sĩ, các sinh viên sẽ phải dành ít nhất bốn năm để nghiên cứu. Đối với sinh viên quốc tế, thời gian có thể lên đến năm, sáu năm. Trong hai năm đầu của chương trình, hầu hết sinh viên sẽ theo học một vài môn, đứng lớp và dự các hội thảo. Sau đó, dành ít nhất một năm để nghiên cứu và viết luận văn. Bài nghiên cứu này cần thể hiện quan điểm riêng, được thiết kế hoặc nghiên cứu mới chưa được phát hành trước đây. Để tốt nghiệp và lấy bằng Tiến sĩ, sinh viên cần có ít nhất 1 đến 2 bài nghiên cứu (publication) được giới chuyên môn công nhận và phát hành.

5

Nghiên cứu sau Tiến sĩ (Post Doc)

Sau khi nhận bằng Tiến sĩ, một số bạn chọn làm nghiên cứu để tiếp tục công cuộc tìm tòi và sáng tạo của mình trong cấp độ Post Doc. Việc này cũng rất tốt cho hồ sơ xin việc làm giảng viên chính thức tại các trường đại học/cao đẳng danh tiến. Nghiên cứu sinh phải cho ra đời nhiều bài nghiên cứu có chất lượng và được giới chuyên môn công nhận trên các tạp chí chuyên ngành. Thời gian làm nghiên cứu sinh tuỳ thuộc vào từng trường hợp (do sự khác nhau về ngành, trường, giảng viên cố vấn, v..v..). Đa số các nghiên cứu sinh đều được hỗ trợ kinh phí bởi nhà trường hoặc các tổ chức, công ty liên quan.

 

Cơ hội ở lại sống và làm việc sau khi du học Mỹ

 

du-hoc-my

 

Đào tạo Thực hành Tùy chọn (Optional Practical Training – OPT)

Chương trình mà những sinh viên du học Mỹ hay lựa chọn là OPT. Đào tạo Thực hành Tùy chọn (Optional Practical Training – OPT) là khoảng thời gian mà các sinh viên đại học và sau đại học (sở hữu visa F1) đã hoàn thành khóa học hoặc đã học tập trong hơn chín tháng được USCIS (cục di trú và nhập tịch Hoa Kỳ) cho phép làm việc nhằm hướng tới việc đào tạo thực hành để bổ sung thêm cho lĩnh vực của người học.

 

Ví dụ như nếu du học sinh nhận được bằng cử nhân, họ có thể nộp đơn xin OPT và làm việc trong một năm. Sau đó có thể đăng kí trở lại trường đại học để học ngành khác hoặc học cao học, sau  khi bạn hoàn thành khóa học đó và có bằng Master hay PHD hay bằng cử  nhân khác, bạn có thể xin OPT một lần nữa và làm việc thêm một năm nữa.

 

Một điểm thuận lợi hơn nữa cho du học sinh thuộc một số ngành đặc thù, gọi tắt là STEM khi tham gia chương trình này (OPT) thì ngoài một năm làm việc tại Mỹ như các ngành bình thường, du học sinh khối STEM có thể nộp đơn xin gia hạn thêm 24 tháng, nâng tổng số thời gian làm việc ở Mỹ lên đến 3 năm.

 

Thị thực lao động tạm thời (H-1B)

Nếu như sau khi tốt nghiệp, du học sinh không muốn đăng ký khóa học khác hoặc tham gia chương trình OPT thì đầu tiên họ phải tìm kiếm một công việc ở một công ty Mỹ đồng ý sẽ xin cho họ visa H-1B. Loại visa này dành cho những người đã tốt nghiệp trình độ đại học, cao đẳng hoặc tương đương. Sinh viên không được phép tự xin loại visa này mà phải thông qua công ty tuyển dụng.