Đã có rất nhiều tỷ phú gốc Việt khiến thế giới phải kiêng dè về khả năng kinh doanh, sự nhạy bén trong tài chính của mình.
Câu chuyện về những người Việt Nam, gốc Việt ở nước ngoài có lẽ là câu chuyện chưa bao giờ kể hết. Có những góc khuất còn nhiều vất vả nhưng cũng có những tấm gương vươn lên, thành công, ghi dấu ấn khiến nhiều người nể phục. Thậm chí họ còn nhận được cả sự nể phục, ngưỡng mộ và kính trọng từ bạn bè khắp nam châu.
Cuộc sống phát triển, những khoảng cách như được kéo gần lại, tài năng, bản lĩnh của con người cũng có dịp được phát huy và tỏa sáng.
Trên thế giới, có rất nhiều tỷ phú gốc Việt đã chứng minh được thành công của họ, đặc biệt là ở ngay chính những thiên đường kinh doanh của đất nước sở tại.
Bằng khả năng, sự nhạy bén trong kinh doanh, tư duy linh hoạt những tỷ phú này đã khiến người dân Mỹ, giới kinh doanh ở nơi được đánh giá là sôi động bậc nhất thế giới phải kiêng dè.
Chính E.Chu – Người “đạo diễn” kế hoạch thu mua tập đoàn Dell
Trong giới đầu tư tài chính Mỹ, cái tên Chính E.Chu là một cái tên vô cùng quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến mọi người phải kiêng nể.
Hiện tại Chính E.Chu đang là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ). Chính E.Chu sở hữu trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD. Biệt tài mà mọi người nhớ tới ông chính là khà năng “đạo diễn” hàng loạt vụ thương thuyết cho Blackstone. Nhiều người nói đùa rằng “không có thương vụ nào tuột khỏi tay Chính E.Chu”.
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ).
Bằng khả năng của mình, Chính E.Chu đã lần lượt “thu mua” rất nhiều tập đoàn, công ty… thu lại khoản lợi nhuận vô cùng béo bở và trở thành một cái tên khiến phố Wall phải kiêng dè.
Bài học thành công của Chính E.Chu chính là sự kiên trì theo đuổi mục tiêu. Theo ông, chỉ cần bạn có mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó thì thành công sẽ không quay lưng lại với bạn.
Chính E.Chu được đánh giá cao ở khả năng phân tích và nhạy bén về tài chính.
Ông còn khiến phố Wall phải kiêng nể khi trở thành “đạo diễn” cho kế hoạch thu mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD.
Chính E.Chu chồng của ca sĩ Hà Phương (thứ hai trong số 3 chị em Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương). Ngoài công việc kinh doanh, hai vợ chồng Chính Chu còn tổ chức và điều hành một số hoạt động từ thiện và có 2 quỹ riêng: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation. Cả hai vợ chồng thường xuyên về Việt Nam tham gia các hoạt động từ thiện ở nhiều vùng quê nghèo.
Charlie Tôn Quý – Ông hoàng của nghề nail
Người ta nói rằng việc làm dễ kiếm ra tiền nhất của người Việt tại Mỹ chính là làm nail (nghề chăm sóc móng tay, móng chân). Tuy nhiên, Charlie Tôn Quý lại không muốn nghề nghiệp này chỉ là một trong những nghề tạm bợ, ông đã khiến nó trở thành một “thiên đường hái ra tiền”.
Với khởi điểm chỉ là một bài tiệm nail đầu tiên, Charlie Tôn Quý đã bắt đầu kế hoạch vươn xa hơn nữa của mình bằng cách đưa tiệm nail vào các siêu thị, cửa hàng…
Charlie Tôn Quý trong buổi khai trương cửa hàng (đứng thứ 2 từ trái sang)
Một thời gian sau, gần 1,200 cửa hàng nail của Charlie Tôn Quý đã có mặt trên toàn nước Mỹ. Charlie Tôn Quý đã thành công khi đưa thương hiệu Regal Nails trở nên nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ. Không những thế, ông cũng giúp rất nhiều lao động Việt Nam có việc làm trong các cửa hàng nail của mình.
Hiện tại, với gần 1.200 cửa hàng nail, thu nhập bình quân của Regal Nails là khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Không dừng lại tại đó, Regal Nails đang tham vọng đưa thương hiệu ra toàn thế giới.
Trung Dung – Điển hình cho “Giấc mơ Mỹ”
Năm 1984, Trung Dung mới 17 tuổi và đến Mỹ với 2 USD trong tay. Tuy nhiên, ông đã khiến cho cả nước Mỹ phải e dè và nể phục vì khả năng vươn lên của mình. Với khả năng kinh doanh, sự nhạy bén trong lĩnh vực công nghệ, ý chí không sợ khổ, sợ khó đã giúp Trung Dung trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather. Để sống và hoàn thành việc học Trung Dung đã phải lao động một cách cật lực và làm bất kỳ việc nào có thể.
Mặc dù vậy, chàng thanh niên nghèo năm nào vẫn hoàn thành chương trình tiến sĩ và bắt đầu làm việc khởi điểm tại công ty Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Một thời gian sau Trung Dung rời OpenMarket để thành lập công ty OnDisplay vào năm 1996. Với thành công của mình, Trung Dung đã khiến phố Wall kiêng dè về khả năng phát triển trong ngàng Internet Mỹ, vốn là thế mạnh của đất nước này.
Tính đến năm 2000, Trung Dung được cả nước Mỹ biến đến với món “hời” lợi nhuận gần 1,8 tỉ USD từ thương vụ bán cổ phần của OnDisplay.
Theo Trí Thức Trẻ