Mục lục [ Ẩn ]

Thông báo quan trọng về nhập cảnh vào Anh

Từ 4:00 sáng ngày Thứ Hai, 11/10 (giờ Anh), người nhập cảnh vào Anh từ Việt Nam đã tiêm chủng đầy đủ với các loại vắc-xin được phê duyệt ở Anh hoặc dưới 18 tuổi, sẽ chỉ cần làm xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ 2 và không cần phải tự cách ly khi nhập cảnh.

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Trước khi đến Anh

Bạn cần đặt lịch hẹn trước và thanh toán chi phí cho gói xét nghiệm COVID-19 trước khi đến Anh tại: https://www.gov.uk/find-travel-test-provider

Bạn phải điền đầy đủ vào tờ khai y tế trong vòng 48 tiếng trước khi đến Anh, bao gồm thông tin về lịch hẹn xét nghiệm COVID-19 tại đây.

 

Các loại vắc-xin được phê duyệt tại Anh

Bạn phải tiêm đủ hai mũi hoặc tiêm trộn một trong số các loại vắc-xin dưới đây trước khi tới Anh ít nhất 14 ngày:

  • Oxford/AstraZeneca
  • Pfizer BioNTech
  • Moderna
  • Janssen/Johnson & Johnson

Ngày tiêm mũi cuối không được tính là một trong số 14 ngày.

 

Chứng nhận tiêm chủng

Bạn sẽ cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng của mình để làm bằng chứng. Giấy chứng nhận phải được cung cấp bởi một cơ quan y tế cấp nhà nước, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

  • Họ và tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Tên vắc-xin và nhà sản xuất vắc-xin
  • Ngày tiêm chủng cho mỗi liều
  • Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thực hiện tiêm chủng và/hoặc đơn vị cấp giấy chứng nhận

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Hướng dẫn trước khi lên đường du học Anh

Mang theo những gì?

Quần áo:

  • Áo khoác dày to: 1-2 cái (cho mùa đông).
  • Mang nhiều áo len, áo khoác loại trung bình (5-6 cái)
  • 1 ít quần áo hè
  • Khăn quàng cổ, mũ len, găng tay
  • Giầy bốt, giầy thể thao.
  • 1-2 cái ô tốt.

Thức ăn:

  • Mang thức ăn khô đề phòng những ngày đầu chưa quen đồ ăn ở Anh: mỳ gói (10-15 gói), ruốc, muối vừng ... và các món ăn vặt yêu thích: thịt bò khô, ô mai …
  • Không nên mang quá nhiều đồ ăn vì hải quan Anh hiện nay làm khá chặt, nếu qua sân bay Anh phải để lại sẽ rất phiền. Chủ yếu mang đồ ăn khô có đóng bao bì kín. Đồ ăn châu Á bên Anh cũng rất sẵn và không đắt. (hiện tại cũng đã có khá nhiều cửa hàng Việt Nam)

Đồ dùng học tập:

  • Chuẩn bị những đồ dùng cơ bản nhỏ gọn như bút, thước, tẩy… Không cần mang vở để bớt cân nặng, khi sang học sẽ chủ yếu dùng giấy ghi note bài học.
  • Mang theo máy tính Casio Fx 570 Ms dùng cho môn Toán, Kế Toán.

Thuốc:

  • Ở Anh, muốn mua bất kì loại thuốc nào phải có đơn của bác sỹ, vì vậy nên mang theo 1 số loại thuốc cơ bản như dầu gió, thuốc ho, cảm sốt, đau bụng… dùng lúc cần thiết.
  • Tuy nhiên thuốc chỉ dùng trong những trường hợp bệnh nhẹ như trên, nếu có dấu hiệu sức khỏe bất thường phải đi khám ngay. Chi phí được bảo hiểm chi trả (nếu bạn có mua bảo hiềm qua trường).

Các vật dụng khác:

  • Laptop và các thiết bị đi kèm (sạc điện, tai nghe...), đã cài các phần mềm cần dùng (mua bản quyền phần mềm bên Anh rất đắt).
  • Các thiết bị điện tử khác: điện thoại, sạc điện thoại…
  • Ổ điện 3 chạc (ở Việt Nam dùng ổ 2 chạc, ở Anh dùng ổ 3 chạc nên phải mang ổ kết nối đi).
  • Một số đồ dùng khác không bắt buộc nhưng nếu còn thừa cân, và tùy nhu cầu sử dụng có thể mang đi: bàn là mini, nồi cơm điện nhỏ, máy sấy.

 

Những thứ luôn mang bên người khi bay

  • Hộ chiếu (chuẩn bị thêm bản photo trang chính và trang visa)
  • Vé máy bay
  • Thư mời học của trường/CAS
  • Địa chỉ liên lạc ở Anh (của trường, của nơi ở)
  • Ảnh: 10 ảnh 3,5x4,5 và 10 ảnh 4x6
  • Tiền mặt: khoảng 500 bảng
  • Chứng nhận sức khỏe (TB Test)

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Cách sắp xếp hành lý

Cân đồ cẩn thận trước khi đến sân bay!

 

Túi/ba lô đeo trên người

Vali xách tay

(7-10kg)

Vali kí gửi

(25-30kg)

Tiền mặt

1 vài bộ quần áo

Quần áo

Giấy tờ, vé, hộ chiếu

Đồ ăn khô, có đóng bao bì kín

Đồ ăn không có bao bì kín

Trang sức, đồ quý giá

Túi laptop và các thiết bị đi kèm (sạc, tai nghe…)

Đồ nhọn, dao kéo, chất lỏng

Điện thoại, máy ảnh

 

Các đồ dùng khác

 

Thủ tục tại sân bay Nội Bài

  • Tìm tới bảng điện tử tìm số hiệu và thời gian chuyến bay để xem desk check-in nằm ở đâu để xếp hàng chờ đến lượt.
  • Khi đến lượt mình check-in thì đưa ra hộ chiếu, vé máy bay và gửi hành lý không theo người. Nếu muốn ngồi ở phía trên máy bay hoặc cạnh cửa sổ hay đường đi thì nói sớm với người làm thủ tục bay.
  • Sau khi đã được đưa cho boarding pass thì ra khai tờ form hải quan, rồi mang tất cả đồ đạc theo người qua hải quan.  Đưa cho họ kiểm tra hộ chiếu, boarding pass, và tờ khai hải quan.
  • Khi qua cửa khẩu hải quan sẽ là địa phận quốc tế, nếu muốn mua sắm trước khi đi thì mua trước khi qua hải quan sẽ rẻ hơn.
  • Tìm đến gate của chuyến bay và đợi đến lúc boarding thì họ sẽ kiểm tra 1 lần nữa passport và boarding pass nên 2 thứ này nên để ở túi cầm tay dễ lấy ra lấy vào
  • Khi lên máy bay đừng bỏ qua phần hướng dẫn an toàn từ đội bay, cố gắng nghe ngóng những thông báo trong suốt chuyến bay từ đội bay. Nếu có yêu cầu hoặc thắc mắc gì thì đừng ngại hỏi các tiếp viên hàng không.

 

Tại sân bay transit

  • Xuống máy bay tại nơi transit, đi theo biển chỉ dẫn “Transfer” hoặc “Transit”.
  • Tìm tới khu vực “transfer desk”, là nơi check-in dành cho người transit ở ngay trong sân bay. Khi tới đó thì trình ra passport, vé bay để lấy boarding pass cho chặng bay thứ 2.
  • Tìm gate của chuyến bay bằng cách tra bảng điện tử, đợi tới lúc boarding rồi lại lên máy bay như trước
  • Quản lý đồ đạc cá nhân, tránh để quên, làm mất.

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Tại Heathrow

  • Điền tờ Landing Card
  • Đi theo chỉ dẫn Arrivals tới UK Border, xếp hàng (ở khu vực đề “Rest of the world” để làm thủ tục vào Anh
  • Ở UK Border sẽ có cửa dành riêng cho học sinh lần đầu tiên đến UK, rất tiện lợi và nhanh.
  • Ở UK Border: sẽ có 1 đoạn phỏng vấn nhỏ về tên, mục đích đến Anh, trường mình học..., trình hộ chiếu, vé và thư mời học.
  • Khi đã có dấu xác nhận vào Anh và được trả lại hộ chiếu thì ra ngoài tới chỗ băng trượt hành lý để lấy hành lý. Tra bảng điện tử để biết đứng chờ ở băng chuyền số mấy.
  • Khi ra khỏi sân bay, nếu được trường đón thì tìm tới người có bảng chỉ tên mình hoặc tên của trường mình học...

Một số trường hợp có thể xảy ra:

  • Hải quan yêu cầu đi khám sức khỏe: làm theo hướng dẫn của nhân viên sân bay, khám xong nếu không có vấn đề gì, nửa tiếng sau là có thể quay lại hải quan làm tiếp thủ tục.
  • Bị nhân viên sân bay khám hành lý trực tiếp: không có gì bất ngờ, nếu bị yêu cầu bỏ lại cái gì (thường là đồ ăn không có bao bì, không rõ nguồn gốc) thì tuân thủ theo.

Các địa điểm trong sân bay:

  • Thất lạc hành lý: Tới quầy Luggage Information
  • Mất đồ: Tới quầy Lost&Found
  • Thông tin khác:Tới Information Desk

 

Tuần đầu tới Anh

  • Liên lạc về nhà:

   + Mua sim điện thoại ngay tại sân bay (máy bán sim tự động) và nạp tiền rồi gọi về. Cách này khá phức tạp.

   + Về đến nơi ở, yêu cầu có Internet nhanh để lien lạc về nhà. Sim điện thoại có thể để 1-2 ngày tới mua sau tại các cửa hàng điện thoại.

  • Tham gia Induction Day của trường: (mang theo giấy tờ và ảnh để làm thủ tục)

   + Nhập học, làm Student ID.

   + Nhà trường hỗ trợ lập tài khoản ngân hàng ở Anh nếu muốn.

   + Tham quan trường lớp, thành phố.

  • Những ngày đầu nên tìm hiểu về hệ thống giao thông, đi lại, cách đi đến trường thuận tiện nhất (hỏi chủ nhà, hỏi người ở trường, tìm trên mạng).
  • Có cuộc phỏng vấn với Head of Campus để chọn môn học: nói rõ nguyện vọng vào trường nào, ngành định học, sở thích để được tư vấn (Đối với học sinh phổ thông)
  • Một số trường có bài kiểm tra Toán/Tiếng Anh đầu vào (Đối với học sinh phổ thông).
  • Ngày đầu vào học sẽ được giáo viên cho danh sách các loại sách cần mua. Có thể mua ngay từ giáo viên hoặc tự mua ở các cửa hàng sách phổ biến: Waterstones, Borders, WHSmith...

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Chú ý những quy định tại nhà host hoặc kí túc xá

  • Tuân thủ giờ giấc ăn và sinh hoạt nói chung của nơi ở.
  • Có nhu cầu gì đặc biệt cần nói với chủ nhà trước để thỏa thuận cùng nhau (ví dụ kiêng ăn món gì đó, dị ứng với cái gì đó…)
  • Chủ động nó chuyện giao lưu với gia đình chủ nhà/các bạn cùng ở trong kí túc xá. Có khó khăn trong sinh hoạt, đời sống thì phải nói với họ ngay, không giải quyết được có thể nhờ nhà trường can thiệp.

 

Học tập – Cách chọn môn (Đối với học sinh Alevel)

  • Đảm bảo các kĩ năng toàn diện:

        + Viết luận: Kinh tế, Tâm lý học

        + Logic tính toán: các môn khoa học tự nhiên

  • Xác định ngành học ở đại học để học các môn liên quan. Ví dụ muốn học Khoa hoc/Y Dược thì nên chọn các môn khoa học tự nhiên; muốn học Kinh tế Tài chính thì nên chọn Toán, Kính Tế...
  • Một số trường đại học top trên có dánh sách những môn mà trường đó không đánh giá cao, nên tìm hiểu trang web của trường để chọn môn thích hợp.

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Các phương pháp học tập

Quản lý thời gian:

  • Tận dụng những thời gian nhỏ
  • Nghiêm khắc với bản thân
  • “Deadlines are DEAD lines”
  • “If you fail to plan, you plan to fail”

Quản lý sức lực:

  • Dàn trải công việc
  • Không nên làm việc khi nghỉ giữa kỳ
  • Không nên làm việc hết sức
  • Không thức khuya
  • Chế độ ăn uống phù hợp

Những cách hữu ích khác:

  • Nên tự tóm tắt lại những gì mình đã học.
  • Khi gặp một vấn đề khó thì nên hỏi giáo viên hoặc bạn bè ngay lập tức.
  • Tự tìm sách tham khảo, tài liệu trên mạng, báo chí để nâng cao kiến thức.
  • Cố gắng đi học đầy đủ.
  • Chủ động phát biểu ý kiến, tự tin.
  • Chăm chỉ luyện tập, đặc biệt là làm những đề thi của năm trước (past papers)

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Apply vào đại học

UCAS?
- Universities & Colleges Admissions Service.
- Bạn cần nộp đơn cho UCAS lúc nào? - Đầu năm A2!!!
- Hạn chót:
  + Oxbridge/Medicine: 15/1
  + Các trường khác: 15/1

UCAS bao gồm:

-    Điểm “Prediction” của giáo viên dựa trên kết quả học tập trong năm As.

  • Nhận xét chung của tutor (References)
  • Personal Statement
  • Bảng điểm cấp học gần nhất trước Alevel.

Quá trình chuẩn bị UCAS

  • Quyết định ngành học.
  • Tìm hiểu về các trường đại học (thông qua bảng xếp hạng, website của trường, giáo viên ở trường Alevel, các anh chị học trước…)
  • Chọn ra 5 trường phù hợp với nguyện vọng nhất.
  • Viết Personal Statement.
  • Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì nên viết email hỏi Admission officer (ban tuyển sinh) của trường đại học đó.
  • Nên tìm hiểu kĩ các yêu cầu để nhập học của trường (IELTS, điểm A-level …) qua website của các trường đại học hoặc của UCAS.
     

Đời sống ở Anh

Ăn uống:

  • Bữa sáng lặp lại các món: ngũ cốc, bánh mỳ, bơ, mứt, sữa, trứng.
  • Nếu có bếp riêng có thể tự mua đồ nấu ăn. Hầu hết các thức ăn thông thường có bán tại các siêu thị. Đồ Việt có thể được bán tại các cửa hàng châu Á nhỏ.
  • Ở nhà dân: ăn theo sự chuẩn bị của chủ nhà bữa sáng + tối. Bữa trưa tự túc ở trường.
  • Ở kí túc xá: ăn ở căng-tin (thường là tự chọn).
  • Các món ăn thông dụng: khoai tây nghiền, mỳ, cơm, một số món mặn khác...

Ngủ nghỉ:

  • Không có ngủ trưa.
  • Buổi đêm thường rất lạnh, nên biết thói quen của chủ nhà/nơi ở nói chung để điều chỉnh lò sưởi.
  • Giường đơn thường bé (80cm-100cm)

 

Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Giao thông đi lại:

Ở London: sủ dụng thẻ Oyster để được giảm giá tùy theo lứa tuổi. Chi tiết xem tại www.tfl.gov.uk. Liên hệ nhà trường/tutor để được giúp đỡ làm thẻ.

Các thành phố khác:

  • Xe buýt: vé tháng 30-40bảng/tháng
  • Xe đạp: 80-150 bảng/chiếc
  • Đi bộ

Giữa các thành phố trong Anh:

  • Tàu (train)
  • Xe khách (Coach)

 

Liên lạc:

  • 2 dạng thuê bao điện thoại:

   + Pay As You Go (nạp thẻ trả trước)

   + Contract (trả sau)

  • Có nhiều lựa chọn cho mạng di động: O2, Vodaphone, 3, T-Mobile… Lên website của từng hãng để tìm hiểu thêm các loại dịch vụ giảm giá khuyến mãi.
  • Mã nước của Anh: 0044
  • Gọi về Việt Nam:

        + cố định: 0084 + mã vùng bỏ số 0 ở đầu + sô điện thoại

        + di động: 0084 + số di động bỏ số 0 ở đầu

        Số điện thoải khẩn cấp ở Anh: 999 (có thể gọi được kể cả khi không có sóng hoặc không có tiêng trong tài khoản)

Mua sắm:

  • Các hệ thống siêu thị ở Anh rất phong phú về mặt hàng, có thể mua gần như mọi thứ từ đồ ăn các loại, đồ dùng gia đình, quần áo…
  • Ở thành phố nào cũng có chợ châu Á, chờ Trung Quốc để mua nguyên liệu nấu món ăn Việt Nam.
  • Khu city centre thường cũng là khu mua sắm có nhiều lựa chọn mặt hàng. Cũng có rất nhiều cửa hàng với hàng đẹp và giá tiền không khác mấy so với ở Việt Nam.

Một số địa chỉ mua sắm phổ biến:

  • Siêu thị: Tesco, Sainsbury’s, Marks and Spencer…
  • Mỹ phẩm làm đẹp va hiệu thuốc: Boots, Superdrug…
  • Vật dụng gia đình: Argos.

Giải trí:

Có nhiều hình thức giải trí khác nhau: xem phim, đi shopping, tụ tập bạn bè, chơi thể thao, đi du lịch… Đặc biệt sinh viên đi thăm bảo tàng, hay các điểm du lịch thường được giảm giá vé.

Kết bạn:

  • Thời gian đầu có thể sẽ khó khăn do rào cản ngôn ngữ & văn hóa, nhưng sự thật người bản xứ xung quanh rất thông cảm và sẽ giúp đỡ bạn trong giao tiếp.
  • Những người bạn Việt Nam thường là chỗ dữa tinh thần tốt.
  • Chủ động kết bạn với các bạn nước ngoài.
     
Hướng dẫn trước khi lên đường Du học Anh

 

Các kì nghỉ:

  • Nghỉ giữa kì (5 ngày – 1 tuần)
  • Nghỉ Noel (giữa tháng 12 – giữa tháng 1)
  • Nghỉ Phục Sinh Easter (cuối tháng 3 đến giữa tháng 4)
  • Ôn thi, đọc thêm sách
  • Chơi thể thao
  • Đi du lịch (đi trong Anh nếu ngủ qua đêm mà không có nhà người quen phải đặt phòng hostel trước khi đi, đi ra nước ngoài cần đặt vé máy bay, tìm hiểu các thủ tục visa sớm...)
  • Về Việt Nam (đặt vé máy bay trước 2-3 tháng và nên mua vé qua các đại lý ở bên đó)

 

Liên hệ Sunrise Vietnam để được hướng dẫn chi tiết hồ sơ xin học bổng và xin visa du học Anh.

Chúc các bạn nhiều may mắn và thành công!