- Nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực Khoa học Máy tính tại Việt Nam đã tăng gấp bốn lần trong 10 năm qua (theo báo cáo từ VietnamWorks).
- Trong tất cả các chuyên ngành, sinh viên các ngành Computer Science (Khoa học Máy Tính) là những người có mức lương khởi điểm cao nhất (khoảng $77,300 USD/năm), kế đến là những sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật (khoảng $65,000 USD /năm), Toán học và thống kê ($60,300 USD /năm) và Kinh tế ($58,600 USD /năm).
Điều này cho thấy ngành Computer Science đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của nhiều người muốn theo đuổi ngành học và công việc liên quan của ngành này.
Mức lương trung bình của Top 8 công việc liên quan đến Computer Science được tính từ 2018:
🡪 Theo thống kê, Computer Science ( Khoa học Máy tính) là 1 trong 3 lựa chọn phổ biến của sinh viên quốc tế khi theo học tại Mỹ và đang được đánh giá là ngành học có triển vọng việc làm cao.
🡪 Hiện nay công việc này đang cần thêm khoảng 557,100 vị trí mới, dự đoán tăng 13% đến năm 2030, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành nghề theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (US Bureau of Labor Statistics – BLS).
---------------
Vậy ngành học này có thật sự hấp dẫn như vậy? Hãy cùng SUNRISE Vietnam tìm hiểu chi tiết hơn về ngành này nhé.
Computer Science là gì?
Computer Science hay còn gọi là Khoa học Máy tính là chuyên ngành đi sâu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến máy tính, Điện toán (Computing), Giải pháp cho các Vấn đề công nghệ (Problem Solving), Thiết kế Hệ thống Máy tính (Computer System Design) và Giao diện Người dùng (User Interface) dưới góc độ khoa học.
Computer Science không chỉ dạy về một loại hình ngôn ngữ riêng biệt, mà còn về những nguyên tắc tạo nên thứ ngôn ngữ đó.
Computer Science sẽ giúp những ai theo học hiểu được cấu trúc để lưu trữ dữ liệu và cách giải quyết vấn đề từ một chương trình. Tóm lại, Computer Science là một ngành học nghiên cứu về tất cả những gì liên quan về cấu trúc máy tính, môi trường ngoại mạng và môi trường web.
Ngành Computer Science khá rộng lớn, nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành nhỏ như: Lập trình Kinh doanh, Lập trình Cơ sở dữ liệu, Lập trình Hệ thống, Lập trình Khoa học, Lập trình cho Internet, Bảo mật và Khôi phục, Đồ hoạ máy tính, Tương tác người – máy….
Computer Science học những gì?
Chương trình học của ngành Computer Science cung cấp cho sinh viên những kiến thức vững chắc từ cơ bản cho đến chuyên sâu về lý thuyết và thực hành như:
- Cấu trúc xây dựng tệp dữ liệu cơ sở của máy tính
- Các thuật toán phát triển hệ điều hành máy tính
- Ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng
- Cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống
- Bảo mật và an toàn máy tính
- Xử lý dữ liệu khối lượng thông tin tiếp nhận được từ các cổng thông tin và trang mạng xã hội
- Thiết kế và phát triển các ứng dụng ảo nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng mạng của toàn xã hội
- Lập trình game
- V.V…
Hay nói đơn giản, dễ hiểu nhất, bạn sẽ được đào tạo về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, xây dựng và phát triển phần mềm của riêng bạn.
Ngoài ra, sinh viên cũng được khuyến khích tham gia vào các dự án thực tế, giúp họ rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và phát triển sản phẩm phần mềm từ ý tưởng đến triển khai. Chương trình học này không chỉ mang đến cho sinh viên kiến thức chuyên sâu mà còn chuẩn bị cho họ sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động đầy cạnh tranh và đa dạng của ngành công nghệ thông tin ngày nay.
Vậy cụ thể là khi học ngành Computer Science, bạn sẽ học các môn học gì?
Đây là 1 ví dụ về course outline của Trường University of Illinoiss at Chiacago, Mỹ
Cơ hội nghề nghiệp nào dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Computer Science
Computer Science mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với các chuyên ngành đa dạng, cho phép bạn sẵn sàng đảm nhận các vị trí quan trọng ngay sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là một số ngành nghề tiêu biểu mà bạn có thể theo đuổi sau khi hoàn thành chương trình học của ngành này:
- Kỹ sư Phần mềm – Software Engineer:
Kỹ sư phần mềm có chức năng vai trò quan trọng trong việc xây dựng về khía cạnh kỹ thuật trong 1 quy trình tạo ra phần mềm. Khác hẳn với nhà phát triển phần mềm, các nhà phát triển phần mềm sẽ không thao tác quá nhiều vào khía cạnh kỹ thuật trước khi phần mềm được tạo ra.
Kỹ sư phần mềm đôi khi cũng sẽ đảm nhiệm được vai trò của nhà phát triển phần mềm, nhưng ngược lại, nhà phát triển phần mềm thì chưa chắc có thể đảm nhiệm được vị trí của kỹ sư phần mềm.
- Người phân tích Dữ liệu – Data Analytics:
Người đảm nhiệm vị trí này sẽ là người có nhiều kỹ năng quan sát, đánh giá, tư duy logic và phân tích sâu một dữ liệu nào đó, từ đó đưa ra những phán đoán chính xác. Đồng thời các nhà phân tích dữ liệu còn phải có khả năng ăn nói, trình bày, thuyết trình lưu loát để có thể trình bày cho người chịu trách nhiệm tuyến trên.
- Nhà phát triển Ứng dụng – Applications Software Developer:
Là ngành phát triển các loại app như app game, app phục vụ cho đời sống, app mạng xã hội. Đây là nghề khá hot trong giới lập trình viên trẻ ngày nay vì không những có mức lương cao mà hiện tại các app cũng được phát triển khá mạnh mẽ với nhiều tính năng khác nhau từ app game đến các app phục vụ cho đời sống, các app mạng xã hội… chính vì thế nghề phát triển App có tiềm năng phát triển rất lớn.
Để có thể phát triển, duy trì ứng dụng và dựng lên một ứng dụng hay phần mềm nào thì cũng cần có tư duy sáng tạo. Có hàng trăm, hàng ngàn ứng dụng được tạo ra và được ra mắt trong các store nhưng vẫn bị flop, không ai quan tâm, nhưng cũng không vì thế mà ngành này bị mai một mà còn ngày càng được nguồn nhân lực trẻ tuổi quan tâm nhiều hơn.
- Kỹ sư Hệ thống – Systems engineer:
Các hẳn những hệ điều hành nổi tiếng như Microsoft Windows, Android,iOS hay Linux đã không còn gì quá xa lạ với chúng ta trong xã hội 4.0 như hiện nay. Thực chất, không phải ngành nghề nào khác mà nghề Kỹ sư hệ thống là nghề đã tạo ra những sản phẩm bất hữu đó.
Những vị Kỹ sư này sẽ giữ vai trò vị trí chủ chốt trong việc thiết kế và xây dựng toàn hệ thống của một dự án nào đó mà chỉ cần thiết bị điện tử của bạn có mạng là sẽ sử dụng được ví dụ như laptop, thiết bị điện thoại di động, hệ thống xe hơi tiên tiến…
- Nhà phát triển Website – Web developer:
Đừng nhầm lẫn giữa nhà phát triển web và nhà thiết kế đồ họa nhé, bản chất và vai trò của 2 vị trí này rất khác nhau nhưng lại bị mọi người nhầm lẫn. Thế mạnh của một nhà thiết kế đồ họa là tính sáng tạo, và vai trò của họ sẽ là những người sản xuất ra các hình ảnh đẹp mắt được hiển thị trên các trang web.
Còn vai trò của một nhà phát triển web chính là sử dụng các ngôn ngữ lập trình, mã lập trình để viết lên các tính năng, thuộc tính của trang web. Họ sẽ phải tích hợp giữa việc lập trình đồ họa, video, âm thanh… trong một trang web lại với nhau.
- Chuyên viên Công nghệ thông tin – IT
Như đã nói ở trên, ngành Khoa học máy tính bao phủ khá rộng, nó thậm chí còn có vai trò của các chuyên viên IT như:
- Phân tích an ninh thông tin: Vai trò của nghề này giống với chức danh của nó, những người theo nghề này sẽ nhận lấy trách nhiệm như một bảo an, bảo vệ, họ có chức năng giám sát và giữ an toàn cho bộ phận mạng lưới mạng.
Có nghĩa là họ phải giữ trật tự an ninh mạng, phân tích an ninh mạng, tìm lỗi bugs của hệ thống để kịp thời sửa chữa không để cho các hacker (kẻ xấu) ăn cắp thông tin, làm rò rỉ thông tin…
Chính vì thế mà họ có một vai trò khá quan trọng trong các tổ chức lớn, có nhu cầu bảo mật thông tin cao như Chính phủ, ngân hàng..
- Kỹ sư kiến trúc: Công việc của kỹ sư kiến trúc trong Khoa học máy tính khác xa các kỹ sư kiến trúc xây nhà như bạn từng biết đấy! Đừng nhầm lẫn nhé! Vai trò của các vị kỹ sư này là thực hiện việc thiết kế đồng thời xây dựng dữ liệu trên mạng truyền thông. Các mạng truyền thông điển hình như mạng truyền thông WAN (diện rộng), LAN (cục bộ), nội bộ…
- Chuyên gia hỗ trợ máy tính: Nghe thì có vẻ đây chỉ là một công việc đảm nhận một vai trò đơn giản, đó là ‘hỗ trợ’. Tuy nhiên, để có thể làm được công việc hỗ trợ này, các chuyên gia hỗ trợ cần phải có kiến thức rộng và gần như là bao trùm trên diện rộng để có thể hỗ trợ hiệu quả hơn.
Công việc này của họ không cần có chuyên môn quá cao nhưng nhất thiết phải có kiến thức ở nhiều lĩnh vực. Các công việc thường thấy ở các chuyên gia hỗ trợ là khắc phục sự cố, trả lời thắc mắc, tư vấn và dĩ nhiên là không thể thiếu việc hỗ trợ.
- Quản trị hệ thống: Các quản trị viên hệ thống có nghĩa vụ quản lý, bảo trì và coi sóc chất lượng hoạt động của hệ thống mạng (mạng diện rộng, cục bộ,…) của doanh nghiệp/ tổ chức.
Học Computer Science ở đâu?
Nếu bạn đang quan tâm đến ngành Computer Science và đang phân vân trong việc lựa chọn ngôi trường theo học thì đây là bài viết dành cho bạn. Sunrise Vietnam sẽ ‘bật mí’ ngay danh sách các trường đào tạo chuyên ngành này tại các quốc gia:
Up to 16,000 CAD For 4 years
| ||||
| ||||
|
Bài viết trên hy vọng đã phần nào giúp bạn hiểu và nắm được sơ lược về ngành Computer Science cũng như TOP các trường đào tạo chuyên ngành này. Sunrise Vietnam hy vọng bài viết này sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích.