FIND YOUR FAVORITE LEARNING

Tìm hiểu về nền giáo dục châu Á

CÔNG TY TNHH THÁI DƯƠNG - VIỆT NAM (Sunrise Vietnam)
 Sunrise Vietnam
Ranking: 3.2 (6 voted)
Mục lục [ Ẩn ]

“Truyền thống, nguyên tắc và toàn diện” là một trong số những cụm từ ta nghe thấy nhiều nhất khi nhắc về nền giáo dục của châu Á.Không phủ nhận nền giáo dục của các quốc gia châu Á vẫn còn một số hạn chế, thế nhưng tính phổ cập, bao quát và chuyên sâu quả thực là những thế mạnh vượt trội giúp cho chương trình giáo dục ở nơi đây sánh ngang với hệ thống giáo dục tiên tiến và hiện đại ở các nước phương Tây. Những quốc gia được đề cập sau đây là minh chứng rất tiêu biểu cho chất lượng giáo dục của các quốc gia tại khu vực châu Á.

Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Anh). Nền giáo dục của Nhật Bản kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức phương Tây hiện đại. Ở Nhật Bản gần như không có người mù chữ và hơn 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp, một con số ngang hàng với Mỹ và vượt trội một số quốc gia châu Âu. Điều này đã tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.
 

tim-hieu-ve-nen-giao-duc-chau-a


Giáo dục Nhật là nơi có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kỳ thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Người Nhật Bản luôn coi trọng đến bằng cấp. Chương trình đánh giá sinh viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ 6 thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh 16 tuổi.


Nhật Bản là một trong những đất nước có chất lượng học tập và chất lượng giảng dạy tốt nhất thế giới, thành tích và năng lực của sinh viên các trường khác nhau không chênh lệch nhiều, hầu hết sinh viên đều nắm rõ và làm chủ chương trình học tập. Chính phủ Nhật đang định hướng phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp nhất cho các giáo viên, giảng viên. Nhật Bản đang cố gắng từng bước để tiêu chuẩn hóa trình độ giáo viên. Người dân Nhật rất không thích áp dụng phương pháp giảng dạy của nước ngoài mà muốn đưa ra phương pháp của chính mình nhằm phù hợp nhất với lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, lối sống, con người Nhật Bản. Điều này đã tạo ra một nền giáo dục mang đặc trưng riêng của đất nước mặt trời mọc.
 
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang tiếp tục đầu tư cho giáo dục nhằm đưa Nhật Bản trở thành nước có hệ thống giáo dục phát triển nhất thế giới, tạo ra môi trường học tập lý tưởng nhất cho sinh viên Nhật và sinh viên nước ngoài.
 
Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Bắc của lục địa Châu Á. Khí hậu Hàn Quốc được chia thành 4 mùa rõ rệt: Mùa Xuân và mùa Thu khá ngắn, mùa Hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh, khô và có tuyết rơi. Ngay từ xa xưa Hàn Quốc đã luôn coi giáo dục là mục đích lớn nhất trong việc đào tạo nhân tài. Không những thế, Hàn Quốc còn là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp, người dân thân thiện, một đất nước phát triển về văn hóa, khoa học và nghệ thuật. Sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc là một cơ hội tốt để bạn trau dồi kinh nghiệm trong học tập và làm việc với các điều kiện không thua kém các nước châu Âu. Học tập tại Hàn Quốc khiến bạn trở thành con người độc lập, chủ động, có khả năng làm việc trong nhiều điều kiện ngay cả với những áp lực lớn. Chính những điều này mà Hàn Quốc đã thu hút được rất nhiều sinh viên từ các nước châu Âu, châu Mỹ và châu Á đến học tập.
 

tim-hieu-ve-nen-giao-duc-chau-a


Ưu điểm khi du học Hàn Quốc:

  • Nền giáo dục tiên tiến, chất lượng cao nhưng chi phí thấp hơn các nước tiên tiến khác trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, …
  • Có nhiều ngành nghề để lựa chọn với hệ đào tạo từ Cao đẳng, Đại học đến Tiến sỹ.
  • Sinh viên có cơ hội làm thêm với thu nhập từ 800 - 1.200 USD/tháng để đảm bảo chi phí học tập, sinh hoạt tại Hàn Quốc.
  • Cơ hội được làm việc cho các Công ty, tập đoàn lớn của Hàn Quốc tại Việc Nam sau khi tốt nghiệp.
  • Chương trình đào tạo bằng tiếng Hàn Quốc hoặc tiếng Anh.

 
Thái Lan
Thái Lan hiện có 109 trường quốc tế và các trường này luôn được Chính phủ hỗ trợ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút được sinh viên. Cùng với một hệ thống đánh giá chất lượng của các trường quốc tế tại Thái Lan (QAP), hiện nay, nhiều trường quốc tế đã có chất lượng tốt nhất, nhì trong khu vực châu Á. Dù các trường quốc tế tại Thái Lan không được Chính phủ trợ cấp về kinh phí, nhưng hệ thống giáo dục nước này cũng đã cố gắng tập trung thay đổi, tiêu biểu là sự xuất hiện của hệ thống các trường nội trú với mô hình giống như ở Mỹ, Anh... tại Bangkok và một số vùng khác thuộc Thái Lan.
 

tim-hieu-ve-nen-giao-duc-chau-a

 

Vậy tại sao Thái Lan là điểm đến du học mới được quan tâm như vậy?
 
Trước tiên là hệ thống giáo dục Thái Lan được đầu tư rất tốt. Ở bậc Cao đẳng, đại học trở lên… có nhiều trường tư quy mô quốc tế, đồng thời nhiều trường đại học công lập cũng có các khoa quốc tế/ liên kết, giảng dạy nhiều chuyên ngành, bằng các ngôn ngữ Anh, Thái Lan, Trung Quốc… Hầu hết các trường đều có nhiều kỳ nhập học trong năm. Từ năm thứ 2 trở đi, sinh viên quốc tế tại Thái Lan cũng dễ dàng chuyển tiếp sang học ở các nước khác như Anh, Úc, Mỹ… theo chương trình liên kết của trường.
 
Điểm quan trọng thứ hai là chi phí hợp lý. Trong tình hình kinh tế suy thoái này, chi phí du học được các phụ huynh, học sinh cân nhắc kỹ. Du học Thái Lan có mức học phí thấp hơn nhiều so với các nước Âu Mỹ hoặc một số nước châu Á khác. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt và đi lại cũng thấp. Sinh viên có thể dễ dàng về thăm nhà hoặc đi du lịch các nước lân cận.
 
Một ưu thế nữa khi chọn du học ở Thái là sinh viên không cần phải chứng minh tài chính. Chính phủ Thái Lan bắt đầu quan tâm nhiều hơn đối với du học sinh Việt Nam cũng như các nước châu Á khác, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp Thái mở rộng đầu tư vào khu vực. Chính phủ Thái cũng tăng lượng học bổng cho du học sinh Việt Nam, góp phần đáp ứng đáng kể nhu cầu tuyển dụng nhân sự có thể nói được cả tiếng Việt, tiếng Anh và hiểu chút ít tiếng Thái cho các tập đoàn kinh tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cũng dễ dàng có cơ hội xin visa làm việc tại Thái theo ngành mình học. Cuối cùng, sau khi học xong ở các trường quốc tế tại Thái Lan, sinh viên có thể học sau đại học ở các nước châu Âu, Mỹ, Australia…
 
Malaysia
Cũng như nhiều nước đang phát triển khác ở châu Á, cùng với những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế, Malaysia đang có ý thức rất rõ về vai trò quan trọng của giáo dục đại học trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hết sức quan tâm đến việc xây dựng những trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế. Nhà nước Malaysia, giới chức chính trị và lãnh đạo các trường đại học, cũng như công chúng Malaysia hết sức quan tâm đến kết quả xếp hạng đại học và coi đó như một minh chứng nghiêm túc cho vị thế quốc tế của họ.
 
Malaysia đã có những bước tiến vượt bậc trong giáo dục đại học trong hai thập kỷ vừa qua. Số lượng sinh viên đại học tăng nhanh như tên lửa từ những năm 90. Năm 1985, tổng số sinh viên đại học chỉ là 170.000, đến năm 1990 đã tăng lên tới 230.000 và chạm đến con số 550.000 năm 1999. Mức độ gia tăng số lượng mạnh nhất là ở khu vực đại học tư: 15.000 sinh viên năm 1985 lên đến 35.600 năm 1990 và 250.000 năm 1999. Tỉ lệ người từ 19-24 tuổi vào đại học đã tăng từ 2,9% đến 8,2% trong hai thập kỷ qua. Chính phủ đã hỗ trợ hơn 20% ngân quỹ dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính điều này đã giúp cho Malaysia thu hút được hơn 100.000 sinh viên Quốc tế năm 2010.
 

tim-hieu-ve-nen-giao-duc-chau-a


Khi đã đạt được sự phát triển nhảy vọt về số lượng, trong vòng mấy năm gần đây, Malaysia đã và đang tìm kiếm sự quân bình giữa đại chúng hóa giáo dục đại học với việc theo đuổi sự ưu tú trong chất lượng đào tạo và học thuật. Và như thế, Cơ quan kiểm tra chất lượng Quốc gia đối với giáo dục nâng cao (LAN) cùng với Quỹ dành cho giáo dục nâng cao (PTPTN) ra đời.
 
Hệ thống giáo dục tại Malaysia hướng tới tính thống nhất giữa các dân tộc. Thông qua giáo dục, chính phủ mong muốn xây dựng một đất nước vững mạnh, thúc đẩy xã hội, phát triển kinh tế bền vững, phát triển tính cạnh tranh toàn cầu, phát triển nguồn nhân lực và môi trường bền vững.
 
Singapore
Singapore có 2 trường đại học công lập lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất trên thế giới là Trường đại học Quốc gia Singapore xếp thứ 12 và Trường đại học Công nghệ Nanyang xếp thứ 61. Để vào được bảng top này không phải chỉ một vài năm mà là nỗ lực của một quá trình lâu dài. Phát triển giáo dục là một chiến lược mang tính dài hạn, mà để đạt được chất lượng toàn cầu có khi mất cả trăm năm. Một trường đại học được cả thế giới công nhận về “tính chuẩn” rõ ràng phải hội đủ các yếu tố như chất lượng giáo viên, hệ thống cơ sở vật chất, ngành học phù hợp nhu cầu xã hội, sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tốt ở các công ty.
 

tim-hieu-ve-nen-giao-duc-chau-a


Ở mỗi giai đoạn, Singapore có một chiến lược phát triển giáo dục nhất định, nhưng giai đoạn nào thì cũng bám lấy tiêu chí nhu cầu của xã hội đối với đào tạo. Xã hội đang cần người làm công việc gì thì trường học đào tạo ngành nghề đó. Đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì trường đó cũng sẽ tạo được thế mạnh cũng như thương hiệu cho riêng mình.
 
Tại Singapore, sự đa dạng của khối trường tư thục với chương trình đào tạo phong phú đã làm cho bức tranh đào tạo của quốc gia thêm đa dạng. Hiện có khoảng hơn 300 trường tư thục chuyên ngành thương mại, công nghệ thông tin, nghệ thuật và ngôn ngữ ở Singapore. Số trường tư thục này cung cấp các khoá học đáp ứng theo nhu cầu của đông đảo học sinh trong nước và quốc tế.
 
Các trường tư thục có nhiều khoá học lấy chứng chỉ, bằng cao đẳng, cử nhân, và bằng sau đại học. Thông qua việc liên kết với các trường nổi tiếng trên thế giới từ Mỹ, Anh, Úc v.v.. các trường tư thục đã mang đến cho học sinh các cơ hội lấy các chứng chỉ và văn bằng quốc tế trong môi trường học với mức chi phí phải chăng.
 
Mỗi trường đại học của Singapore, dù trường công hay trường tư, luôn có một trung tâm tư vấn việc làm và giúp đỡ sinh viên thực tập tại các công ty. Bản thân các trường đại học có sự gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp, công ty liên quan đến ngành nghề đào tạo. Bên cạnh đó các trường thường xuyên có các hội thảo về việc làm để sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn.
 
Trung Quốc
Theo thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, ngày càng có nhiều sinh viên nước ngoài đến đây học tập. Năm 2011, tại Trung Quốc có tới gần 300.000 du học sinh nước ngoài. Việc tăng số lượng sinh viên nước ngoài bằng cách cung cấp nhiều học bổng, phát triển cơ sở vật chất, là một chiến lược có chủ đích của chính phủ, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ của Trung Quốc trên toàn cầu, và mở rộng "sức mạnh mềm" của Bắc Kinh.
 
Trong hơn 50 năm qua, Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục phát huy truyền thống chú trọng phát triển giáo dục từ ngàn xưa. Mỗi năm, ngân sách tài chính được cấp cho ngành giáo dục chiếm đến gần 14% tổng chi tài chính nhà nước, tương đương gần 3% GDP.
 
Hiện nay, kế hoạch 5 năm của Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục với mục đích nâng cao chất lượng tại các viện nghiên cứu, các đại học trong cả nước, để thu hút được khoảng 500.000 sinh viên quốc tế vào năm 2020. Để phục vụ cho mục tiêu này, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng việc dạy và học tiếng Quan Thoại và tiếng Anh. Chính phủ Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch tài trợ 50.000 học bổng cho sinh viên nước ngoài vào năm 2015.
 

tim-hieu-ve-nen-giao-duc-chau-a


Hiện nay, Hàn Quốc là nước có nhiều sinh viên theo học tại Trung Quốc nhất, với hơn 60.000 người, tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản, Nga, Indonesia và Ấn Độ. Châu Âu cũng có gần 50.000 sinh viên học tại Trung Quốc, dẫn đầu là Pháp với hơn 7.500 sinh viên và Đức với khoảng 5.400 người.
 
Trung Quốc từ lâu được biết đến là một trong những nước có nền văn hoá đồ sộ và lâu đời nhất thế giới. Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục và đào tạo chất lượng cao và thực sự thiết thực với tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Do đó, ngày càng nhiều học sinh – sinh viên Việt Nam đến du học tại Trung Quốc...
 
Hiện nay, nền giáo dục châu Á đang không ngừng tiếp thu những thành tựu của những nền giáo dục danh tiếng trên thế giới. Việc làm này chắc chắn sẽ đem lại nhiều sự thay đổi tích cực, giải quyết những khúc mắc còn tồn đọng hiện tại, hướng tới một hệ thống giáo dục phát triển vững mạnh của châu Á trong tương lai.
 


                                                                                           Sưu tầm và biên soạn

Ranking: 3.2 (6 voted)

FIND YOUR FAVORITE LEARNING

Comments

MULTIPLE WATCH ARTICLES

FAQs